Điện Mặt Trời đang ngày một phổ biến. Nhiều cá nhân doanh nghiệp lẫn hộ gia đình hiện nay đã có mong muốn đầu tư Năng Lượng Mặt Trời. Tuy nhiên, do quá trình tìm hiểu điện mặt trời và ứng dụng của chúng ra sao khiến nhiều người bỡ ngở, bỏ dở giữa chừng. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước và quy trình cụ thể để lắp đặt Năng Lượng Mặt Trời cụ thể lên mái nhà bạn

 

Thời Điểm Phù Hợp Để Đầu Tư Năng Lượng Mặt Trời

Nếu như cách đây 10 năm, Năng Lượng Mặt Trời lúc đấy chỉ mới manh nha phát triển, các công nghệ tấm pin vẫn còn sơ khai, chưa nhiều ứng dụng thực tiễn như hiện nay.

Việc lắp Năng Lượng tái tạo lúc đấy (bao gồm cả điện mặt trời và điện gió) chỉ dành cho những cá nhân có đam mê, bởi thực sự điện mặt trời lúc đấy tính ứng dụng chưa được thực tiễn.

Nhưng hiện nay, với công nghệ tấm pin solar phát triển vượt, đến thời điểm hiện tại (05/2020) Jinko Solar đã nghiên cứu và xuất xưởng thành công mẫu pin 440w haftcell, đây được coi là công suất pin lớn nhất hiện tại.

[TƯ VẤN] Các Bước Lắp Điện Năng Lượng Mặt Trời Cho Gia Đình 1

Chưa kể, từ cuối năm 2018, chính phủ nhà nước đã khuyến khích người dân lắp đặt năng lượng điện mặt trời với mong muốn giảm tải quá tải điện sử dụng từ lưới điện quốc gia do nguồn điện sản xuất từ evn chủ yếu đến từ thủy điện.

Chính vì những lý do trên, nhiều chuyên gia khẳng đinh, đây chính là thời điểm vàng để đầu tư sử dụng năng lượng điện đến từ năng lượng mặt trời.

Tuy với đó, nhiều cá nhân hộ gia đình gặp khó khăn trong vấn đề tìm hiểu lắp đặt điện mặt trời cho gia đình. Vậy! trong bài viết này, Công Nghệ Xanh Việt Nam sẽ từng bước giải đáp mọi thắc mắc của bạn, giúp đưa điện năng đến với hộ gia đình dễ dàng nhất.

 

Xác Định Hệ Thống Thích Hợp

Hệ Thống Hòa Lưới Hay Hệ Thống Độc Lập?

Bạn có thể nôm na là hệ mặt trời hòa lưới tận dụng lưới điện quốc gia làm nguồn trữ điện sản sinh ra, chính vì thế sẽ tiết kiệm chi phí hơn hệ mặt trời độc lập rất nhiều vì bạn không phải đầu tư dàn ắc quy trữ điện tốn kém.

Ngược lại, đối với hệ độc lập phải có ắc quy trữ điện mới có thể sử dụng được. Hệ này không phụ thuộc lưới điện quốc gia nên không quá lo thủ tục phức tạp, tự chủ nguồn điện nhưng đổi lại giá thành sẽ cao, thời gian thu hồi vốn lâu.

Tất nhiên đối với mỗi hệ thống khác nhau sẽ có những ưu và nhược khác nhau, bạn cần tham khảo thêm bài viết dưới đây để biết rõ thêm về 2 hệ thống này.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì: nếu khu vực bạn phủ lưới điện quốc gia, hãy tận dụng ngay lợi thế này để tiết kiệm chi phí. Còn nếu khu vực bạn không có lưới điện kéo đến, như là vùng sâu vùng xa, vùng biến di chuyển nhiều,… thì lúc này 1 hệ độc lập là hoàn toàn hợp lý.

 

Chọn Hệ Thống Công Suất Bao Nhiêu?

Tiếp theo nữa, một vấn đề bạn cũng phải quan tâm đó là: Gia Đình Của Mình Phù Hợp Hệ Thống Bao Nhiêu Công Suất?

Để trả lời câu hỏi này cần phải biết các yếu tố: 1 tháng trung bình sử dụng hết bao nhiêu tiền điện, cần tiết kiệm bao nhiêu % khi lắp đặt hệ thống, diện tích mái hiện có, bạn muốn bao nhiêu lâu thu hồi vốn (nhanh hay dài?),…

Theo như kinh nghiệm của các chuyên gia tại Công Nghệ Xanh chúng tôi lắp đặt cho khách, nếu gia đình bạn có hóa đơn:

  • Dưới 1 triệu đồng mỗi tháng: phù hợp lắp hệ thống hòa lưới 3kW

  • Từ 1 triệu đến 1,5 triệu: phù hợp lắp hệ thống hòa lưới 5kW

  • 1,5 đến 2 triệu: phù hợp lắp hệ thống hòa lưới 7kw

  • Những hệ cao hơn cũng sẽ có nhưng mức giá tương ứng

Như bạn đã thấy, ở trên chúng tôi cung cấp đề xuất cho những hộ gia đình có mong muốn tiết kiệm 100% tiền điện và hiện đang có hóa đơn điện từ 2 triệu đồng đổ lại (mức hóa đơn khá phổ thông đối với hộ gia đình tại Việt Nam). Với các hệ này, thời gian thu hồi vốn sẽ rơi vào khoảng 6.5 đến 8 năm tùy lượng bức xạ ánh sáng từng vùng miền,… Tuổi thọ hệ thống trung bình khoảng 25 năm.

Với các nhu cầu đặc biệt hoặc có mong muốn sử dụng hệ độc lập, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để tính chính xác công xuất phù hợp, bởi tính toán cho các nhu cầu ít sử dụng rất phức tạp nên các kỹ thuật viên chúng tôi cần phải xem xét các yếu tố chủ quan lẫn khách quan để tư vấn khách hàng chính xác nhất.

 

Chi Phí Đầu Tư Khoảng Bao Nhiêu? Bao Lâu Thu Hồi Vốn?

Chi phí chính là mối quan tâm hàng đầu của tất cả khách hàng, bởi không ai muốn lãng phí tiền của 1 cách vô ích.

Trung bình trên thị trường hiện nay, đầu tư mỗi một kW sẽ giao động từ 12 đến 15 triệu tùy vào chất lượng, thương hiệu thiết bị có trong mỗi hệ thống(ví dụ hệ thống sử dụng biến tần SME của Đức sẽ có giá cao hơn so với hệ dùng Growatt tới từ Trung Quốc).

Chi phí cũng sẽ bị đẩy lên nếu địa hình lắp đặt gồ ghề, khó khăn cho di chuyển lắp đặt, hướng mái lệch hướng nắng,… bởi các yếu tố này khiến chi phí dàn khung sắt, giá đỡ nhiều lên.

Thêm nữa là cũng có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng chi phí: di chuyển, đơn vị lắp đặt,…

[TƯ VẤN] Các Bước Lắp Điện Năng Lượng Mặt Trời Cho Gia Đình 2

Bênh cạnh yếu tố về chi phí đầu tư ban đầu, một yếu tố khác cũng khá nhiều người quan tâm, đó chính là thời gian thu hồi vốn. Thông thường với một hệ thống trung bình sẽ có thời gian thu hồi từ 7 đến 8 năm tùy vào lượng bức xạ và điều kiện địa hình tùy khu vực lắp.

Hiện nay, ưu đãi của chính phủ với cơ chế giá FIT 2, hộ gia đình có thể lắp đặt điện mặt trời và bán lại phần điện dư trực tiếp cho EVN hoặc đơn vị được ủy quyền, mức giá cố định được áp dụng đến 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Chính lợi thế này, bạn hoàn toàn có thể tạn dụng lợi thế mua điện này để lắp một hệ thống lớn hơn, qua đó rút nhanh thời gian thu hồi vốn và kiếm lời từ việc bán điện nhiều hơn.

Hiện tại với chính sách từ thông tư chính phủ, ưu đãi này kết thúc đăng ký mới vào ngày 31.12.2020. Vì vậy, bạn cần đẩy nhanh lắp đặt để hưởng lợi từ nhà nước nhanh nhất.

 

Lựa Chọn Đơn Vị Thi Công Uy Tín

Khách hàng thường quan tâm đến chi phí rẻ mà quên mất một yếu tố đặc biệt quan trọng là lựa chọn đơn vị thi công lắp đặt.

Triển khai một hệ thống Năng Lượng Mặt Trời đòi hỏi chi phí ban đầu khá lớn (vài chục đến hàng trăm triệu đối với hệ gia đình). Chính vì lý do này, bạn lại càng phải nghiên cứu lựa chọn đơn vị lắp đặt uy tín để chọn mặt gửi vàng.

Một hệ thống được thi công lắp đặt bởi một nhà thầu, công ty uy tín sẽ đảm bảo dàn pin lắp đặt chắc chắn, tủ điện bảo quản chắc chắn, công suất ổn định do lắp bởi các dòng thiết bị có thương hiệu trên thị trường.

Đến đây, Năng Lượng Hòa Phát chúng tôi hy vọng đã giúp bạn giải quyết được phần nào về “Twu Vấn Các Bước Lắp Đặt Điện Mặt Trời Cho Hộ Gia Đình”. Nếu có nào còn thắc mắc hoặc vấn đề liên quan chưa cập nhật trong bài viết, Quý khách hoàn toàn có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp trong giờ hành chính, hoặc bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức khác tại đây. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay khi nhận được phản hồi quý khách.

Bạn có thể tham khảo chi tiết quy trình làm việc của Năng Lượng Hòa Phát để rõ cách thức chúng tôi làm việc.

Bài viết liên quan
AE Solar – Doanh nghiệp Đức hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch công bố giải pháp chống giả mạo sản phẩm
Vi phạm bản quyền là mối đe dọa hiện hữu từ lâu trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời toàn cầu. Thương hiệu càng uy tín, tuổi thọ doanh...
Các loại đèn dây ngoài trời tốt nhất và cách sử dụng chúng
Đèn dây là một loại đèn tuyệt vời dùng để trang trí cũng như thắp sáng ngoài trời bằng cách treo chúng lên các cột hay lên các cành cây. Bạn...
15 ý tưởng chiếu sáng và trang trí cầu thang với đèn năng lượng mặt trời
Đèn năng lượng mặt trời đang dần phổ biến thay đổi cách nhìn về đèn thông thường trước đây, chúng vừa là một loại đèn cung cấp đầy...
So sánh điện năng lượng mặt trời áp mái (Rooftop Solar) và Solar Farm
Có lẽ bạn đã quen thuộc với những lợi ích của năng lượng mặt trời, đối với cả nền kinh tế và môi trường của chúng ta vì vậy mà nhu cầu...
5 loại pin sạc tốt nhất dành cho đèn năng lượng mặt trời
Đèn năng lượng mặt trời là loại đèn cực kì thân thiện với môi trường lại còn giúp bạn tiết kiệm tiền mỗi hóa đơn hàng tháng. Một số...
Hỗ trợ tư vấn: 0965 400 686